85 Đ9, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM

Gia công theo yêu cầu

In trên mọi chất liệu

Sơn tĩnh điện và những ứng dụng hữu ích trong đời sống

Sơn tĩnh điện – cái tên không còn quá xa lạ khi mà trong chúng ta ít nhất 1 lần đã từng được nhìn thấy những món đồ kim loại được sơn với màu sắc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác loại sơn tĩnh điện này là gì? và ứng dụng cụ thể của chúng ra sao? Do đó, trong bài viết hôm nay, Sài Gòn CPA sẽ tìm hiểu kỹ hơn về loại sơn này và lần lượt giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện được ra đời dựa trên nguyên lý điện tử và tạo ra khả năng bám dính cực tốt cho sơn. Theo đó người ta sẽ sử dụng một loại bột sơn được tích điện dương (+) và dùng máy phun sơn và phun vào các bề mặt mang điện tích (-). Khi 2 vật mang khác dấu sẽ hút nhau và giúp tạo ra một liên kết bền chắc giữa sơn và sản phẩm cần sơn.

Hình ảnh mô phỏng sơn tĩnh điện

Hiện nay trên thị trường sơn tĩnh điện có 2 loại cơ bản

1/ Sơn khô: Dùng để in trên các vật liệu kim loại như inox, nhôm, sắt, thép,…

2/ Sơn ướt: Dùng để sơn lên các vật liệu như nhựa, gỗ và cả kim loại,…

Ưu điểm

  • Tuổi thọ bề mặt sơn cao: Sơn sau khi được phun lên bề mặt sẽ có khả năng chống trầy xước và chống phai màu rất hiệu quả, chúng có thể chịu được những tác động khắc nghiệt của thời tiết trong một thời gian dài, bảo vệ vật chủ một cách tối đa.
  • Tính thẩm mỹ tốt: Sơn tĩnh điện có màu sắc vô cùng đa dạng. Hơn hết sơn chúng còn có độ bóng rất cao mang đến tính vẻ đẹp hoàn hảo cho sản phẩm.
Máy phun sơn
  • An toàn: Vì loại sơn này chỉ sử dụng bột sơn nên so với những phương pháp sơn truyền thống có chứa những hợp chất hữu cơ hay dung môi thì chúng an toàn hơn cho sức khỏe của người  tiếp xúc.
  • Tiết kiệm: Bột sơn có độ bám dính cao, tuổi thọ lâu dài và độ hao hụt nguyên liệu sơn rất ít. Do đó, bạn sẽ không phải phủ sơn sau một thời gian như phương pháp sơn truyền thống, giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Công đoạn phun sơn

 Ứng dụng

Với nguyên lý hoạt động dựa trên định luật Cu – Lông về điện tích do đó sơn tĩnh điện chỉ thật sự phù hợp để phun trên bề mặt có kim loại. Chúng ta có thể kể đến những ứng dụng cụ thể của nó như:

  • Dùng để sơn hàng rào, cửa sắt, cổng sắt, tấm tôn lợp mái,…
  • Sơn inox, tôn, nhôm,… làm bảng hiệu quảng cáo, biển chỉ dẫn.
  • Sơn lên các kệ, tủ, bàn, ghế,… bằng kim loại
  • Được các loại xe ô tô, xe tải, xe khách,… dùng để tạo lớp áo bên ngoài.
  • Sơn lên các trụ kim loại, cột đèn,… trên đường

Tóm lại, với bất kỳ một vật liệu kim loại nào cần được bảo vệ tránh khỏi sự tác động của thời tiết làm rỉ sét, ăn mòn,… thì đều có thể sử dụng loại sơn này.

Thành phẩm

Quy trình phun sơn tĩnh điện như thế nào?

Quy trình thực hiện phun sơn khá phức tạp và đòi hỏi sự tham gia của nhiều loại máy móc hiện đại. Tuy nhiên, về cơ bản chúng được thực hiện theo 4 bước như sau:

1/ Xử lý bề mặt, loại bỏ các bụi bẩn, các chất còn bám dính trên vật liệu bằng dung dịch chuyên dụng.

2/ Đưa các vật liệu đã được vệ sinh đi hấp khô

3/ Sử dụng máy phun sơn và tiến hành phun đều lên toàn bộ diện tích bề mặt của vật liệu. 

4/ Hoàn thành quá trình sơn, bắt đầu đưa vật liệu vào buồng sấy. Quá trình này có thể diễn ra từ 10 – 15 phút trong nhiệt độ từ 150oC – 200oC.

5/ Kiểm tra thành phẩm và hoàn tất sản phẩm.

Sơn lên các công trình kim loại

Hy vọng với bài viết này, Sài Gòn CPA đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về sơn tĩnh điện và ứng dụng của chúng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Sài Gòn CPA để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Sài Gòn CPA luôn hân hạnh được hỗ trợ quý khách 24/7.

Công ty Quảng Cáo Sài Gòn CPA
Hotline: 0888 778866
Email: info@saigoncpa.vn
Địa chỉ: 606/23/7 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Website: https://saigoncpa.com/

Xem tin nhanh

Call Now Button